1. Khởi động chương trình
Để khởi động Microsoft Excel 2013 bạn nhấp đúp vào biểu tượng sẵn có của chương trình trên màn hình Desktop của máy tính.
Một cửa sổ giới thiệu sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Bạn chọn Blank workbook màn hình chính của chương trình sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Dưới đây là các thành phần cơ bản trên màn hình chính
(1): Thanh công cụ nhanh: Chứa các lệnh thao tác nhanh
(2): Office button: Chứa lệnh thao tác với tệp
(3): Thanh công cụ Ribbon: Chứa gần như toàn bộ các lệnh thao tác với chương trình, chúng được phân chia thành các nhóm khác nhau.
(4): Name box: Vùng địa chỉ vị trí con trỏ hiện thời
(5): Fomula bar: Thanh công thức
(6): Màn hình nhập liệu: Là phần lớn nhất trên màn hình của chương trình, đây là vùng chứa dữ liệu trên bảng tính (WorkSheet).
(7): Tiêu đề cột, hàng WorkSheet: Gồm cột và hàng tiêu đề, cột thường được đánh dấu theo ký tự trong bảng chữ cái, hàng dược đánh dấu theo dãy số liên tiếp (trong thực tế có thể thay đổi các ký hiệu này).
(8): Thanh cuộn: Dùng để di chuyển văn bản lên xuống, sang trái sang phải.
(9): Thanh Sheet tab: Liệt kê danh sách các bảng tính có trong tệp Excel (WorkBook), ngoài ra còn chứa thanh điều khiển để di chuyển qua lại giữa các Sheet.
(10): Thanh trạng thái: Chứa một số thông tin hiện thời của văn bản như chế độ hiển thị, phần trăm hiển thị, trang hiện tại,…
2. Tạo một bảng tính mới
Thực chất sau khi khởi động chương trình đã tự động tạo sẵn cho bạn một bảng tính mới. Nếu không bạn có thể thực hiện bằng một trong các cách sau đây:
Cách 1: Nhấp chọn biểu tượng Office Button
Một hộp thoại xuất hiện bạn nhấp chọn New rồi chọn biểu tương Blank Workbook ở hộp thoại bên tay phải.
Cách 2: Nhấp chuột vào biểu tượng New trên thanh công cụ nhanh.
Trong trường hợp chưa thấy biểu tượng này trên thanh công cụ bạn chọn mũi tên trỏ xuống trong thanh này chọn New.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N
3. Thanh công cụ Ribbon
Thanh Ribbon là thanh công cụ chứa gần như toàn bộ các lệnh để thao tác với chương trình, như các lệnh về hiệu chỉnh bảng tính, hàm, công thức, hay xử lý dữ liệu,…
Thanh Ribbon bao gồm các tab (home, insert, Page layout,..) bên trong là các nút lệnh của Tab đó. Tùy từng ngữ cảnh sử dụng các nút lệnh sẽ sáng lên cho phép người dùng thao tác. Như vậy để thao tác với một lệnh nào đó trên thanh Ribbon bạn cần phải biết nó nằm trong Tab Ribbon nào, sau đó chọn tới lệnh cần thao tác trong Tab Ribbon đó.
Giả sử ở ví dụ trước để có thể bôi đậm cho nội dung trong ô E1 bạn chọn tới Tab Home trong tab này bạn chọn biểu tượng Bold
Chi tiết các Tab Ribbon
– Home: Xuất hiện mặc định trên thành Ribbon, chứa các nhóm lệnh như sau:
+ Clipboard: Cắt dán
+ Font: Font chữ
+ Alignment: Căn lề nội dung
+ Number: Định dạng dữ liệu
+ Styles: Định dạng bảng tính
+ Cells: Thao tác với Cell
+ Editing: Hàm, lọc, tìm kiếm dữ liệu
– Insert: Xuất hiện mặc định trên thành Ribbon, chứa các nhóm lệnh liên quan đến việc chèn các đối tượng vào văn bản, chi tiết như sau:
+ Tables: Các chèn bảng vào thao tác với bảng
+ Illustrations: Các lệnh chèn đối tượng đồ họa
+ Charts: Lệnh chèn các liên kết
+ Text: Lệnh liên quan đến việc chèn các đối tượng TextBox, Wordart, Header & Footer,…
+ Symbols: Lệnh liên quan đến việc chèn các biểu tượng.
– Page Layout: Xuất hiện mặc định trên thanh Ribbon, chứa các nhóm lệnh liên quan đến bố cục của bản tính.
+ Themes: Tủy chỉnh nền cho bảng tính.
+ Page Setup: Các lệnh thiết lập định dạng trang in
+ Scale to fit: Cố định số trang in trong một văn bản
+ Sheet Options: Tùy chỉnh Sheet
+Arrange: Các lệnh sắp xếp các đối tượng trên văn bản.
– Formulas: Xuất hiện mặc định trên thành Ribbon, chứa các lệnh làm việc với hàm và công thức
+ Function Library: Chứa lệnh gọi các hàm trong Excel.
+ Defined Names: Chứa lệnh định nghĩa vùng làm việc.
+ Formula Auditing: Chứa lệnh tham chiếu công thức.
+ Calculation: Tùy chọn tính toán trong Excel.
– Data: Xuất hiện mặc định trên thành Ribbon, chứa các lệnh làm việc với dữ liệu
+ Get External Data: Lấy dữ liệu từ những ứng dụng khác.
+ Sort & Filter: Chứa lệnh sắp xếp, lọc dữ liệu.
+ Data Tools: Chứa một số công cụ thao tác với dữ liệu.
+ Outline: Chứa các lệnh nhóm dữ liệu.
– Review: Xuất hiện mặc định trên thành Ribbon, chứa các nhóm lệnh liên quan đến các thao tác như kiểm tra ngữ pháp cho nọi dung bảng tính, tạo ghi chú, bảo mật bảng tính,…
– View: Xuất hiện mặc định trên thành Ribbon, chứa các nhóm lệnh hiển thị, chi tiết như sau:
+ Workbook Views: Chế độ hiển thị
+ Show: Tùy chọn hiển thị một số thanh Panel
+ Zoom: Các lệnh phóng to, thu nhỏ nội dung Workbook
+ Window: Chứa các lệnh tùy chọn hiển thị nhiều Workbook
+ Macros: Các lệnh về Macros
Ẩn hiện một Tab lệnh
Để làm ẩn hay xuất hiện một nhóm lệnh hoặc một Tab lệnh trong thanh công cụ Ribbon bạn làm như sau:
– Nhấp phải chuột vào một khoảng trống bất kỳ trên thanh công cụ Ribbon.
– Một menu nhanh xuất hiện chọn Customize the Ribbon, hộp thoại Excel Option xuất hiện và trỏ tới mục Customize the Ribbon.
– Trong danh sách Main Tabs bên phía tay phải của màn hình liệt kê danh sách các Tab Ribbon muốn ẩn Tab nào bạn chỉ cần bỏ dấu tính ở đầu tên Tab đó. Ngược lại muốn hiện chúng lên bạn đánh dấu tính cho những Tab bị ẩn. Cuối cùng nhấp Ok để lưu lại.
Trường hợp muốn ẩn toàn bộ thanh công cụ Ribbon bạn nhấp chọn biểu tượng Minimize the Ribbon (hoặc nhấn tổ hợp phím
Ctrl + F1
) phía góc phải trên của màn hình chính.
Khi muốn hiện lại thanh công cụ này bạn nhấp chuột vào nút lệnh đó một lần nữa.
Tự tạo một Tab lệnh và các nhóm lệnh trên thanh công cụ Ribbon
Ngoài những Tab lệnh sẵn có Microsoft Excel 2013 còn cung cấp cho người dùng chức năng tự tạo ra các Tab lệnh mới, cách thực hiện như sau:
– Nhấp phải chuột vào một khoảng trống bất kỳ trên thanh công cụ Ribbon.
– Một menu nhanh xuất hiện chọn Customize the Ribbon, hộp thoại Excel Option xuất hiện và trỏ tới mục Customize the Ribbon.
– Để thêm một Tab mới bạn nhấp chọn nút New Tab, một Tab, và một nhóm lệnh mới xuất hiện như hình dưới đây:
– Bạn có thể đổi tên cho Tab bằng cách nhấp chuột phải vào Tab này chọn Rename.
– Làm tương tự để đổi tên cho nhóm lệnh
– Ngoài ra bạn có thể bổ sung các nhóm lệnh khác vào Tab này bằng cách nhấp chọn Tab vừa thêm rồi nhấn nút New Group
Kết quả Tab các lệnh của tôi sẽ có được như hình dưới đây:
Công việc cuối cùng của bạn là chọn những lệnh cần thiết để bổ sung vào các nhóm lệnh tương ứng. Cuối cùng nhấp Ok để hoàn tất.
Tab lệnh mà chúng ta vừa tạo khi xuất hiện trên màn hình chính của chương trình sẽ như hình dưới đây:
Đây là một ví dụ cơ bản bạn hoàn toàn có thể tạo ra các Tab lệnh được bố trí khoa học và thuận tiện cho quá trình sử dụng của mình.
4. Thanh công cụ nhanh
Thường nằm phía trên cùng bên phía góc trái của mành hình chính, chứa các lệnh thường sử dụng giúp người dùng có thể thao tác một cách nhanh tróng, tức thời. Để thao tác người dùng có thể nhấp chuột trực tiếp vào nút lệnh cần thao tác trên thanh công cụ này.
Bổ sung các lệnh thường sử dụng có trong danh sách mặc định
Khi mới cài đặt bạn chỉ thấy một số nút lệnh trên thanh công cụ này, muốn bổ sung thêm các nút lệnh khác bạn nhấp chuột vào mũi tên trỏ xuống rồi chọn vào nút lệnh cần bổ sung (với điều kiện nút đó chưa có trên thanh công cụ).
(Những nút lệnh chưa có dấu tích là những nút lệnh chưa được bổ sung lên thanh công cụ)
Ngược lại bạn có thể làm ẩn các nút lệnh đi bằng thao tác tương tự nhưng đối với những nút lệnh đã có trên thanh công cụ.
(Những nút lệnh có dấu tích là những nút lệnh đã có trên thanh công cụ).
Bổ sung các lệnh không có trong danh sách mặc định
Như phần trước đã trình bày chúng ta có thể bổ sung các nút lệnh có trong danh sách mặc định lên thanh công cụ nhanh. Ngoài ra Microsoft Excel 2013 còn cho phép bạn bổ sung lên thanh công cụ này những nút lệnh khác không có trong danh sách mặc định. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấp chuột chọn mũi tên trỏ xuống trên thanh công cụ nhanh (Quick access toolbar), danh sách xuất hiện chọn More Commands…
Hộp thoại Excel Options xuất hiện và tự động trỏ tới mục Quick Access Toolbar.
Bước 2: Bạn để ý trong danh sách bên trái là các nút lệnh của chương trình danh sách bên tay phải là các nút lệnh hiện có trong danh sách Quick Access Toolbar. Để bổ sung thêm một nút lệnh mới bạn chọn tới nó trong danh sách bên trái rồi nhấp nút Add>>, ngược lại nếu muốn loại bỏ nút lệnh nào bạn chọn tới nó trong danh sách bên tay phải rồi nhấp nút << Remove.
Có một nút lệnh đặc biệt đó là dấu ngăn cách giữa một hoặc một nhóm các nút lệnh, bạn hoàn toàn có thể bổ sung đối tượng này vào thanh Quick Access Toolbar, nút lệnh có tên là: <Separator>.
Bước 3: Cuối cùng bạn có thể sử dụng biểu tượng mũi tên lên xuống để thay đổi vị trí các nút lệnh trên thanh Quick Access Toolbar.
Sau khi hoàn tất bạn nhấp chọn nút Ok để lưu lại những thay đổi
Thay đổi vị trí của Quick Access Toolbar
Sau khi cài đặt bạn sẽ thấy thanh công cụ Quick Acces nằm phía trên của cửa sổ chương trình tuy nhiên bạn cũng có thể di chuyển nó xuống dưới thành Ribbon để có không gian rộng hơn. Cách thực hiện như sau:
– Nhấp chuột vào mũi tên trỏ xuống trên thành công cụ Quick Access Toolbar.
– Trên danh sách đổ xuống chọn Show below the ribbon
Kết quả chúng ta sẽ được như hình dưới đây:
Khi đã đổi xuống dưới bạn muốn trở lại vị trí cũ hãy làm tương tự nhưng khi đó chọn Show above the ribbon.
5. Office Button
Office Button chứa các lệnh thao tác với File Excel, như thêm mới, mở một File đã tồn tại, in ấn, lưu trữ, hay sửa đổi các thông tin về File,… Để hộp thoại Office Button xuất hiện bạn nhấp chuột chọn biểu tượng Office Button bên phía trái thanh Ribbon.
Hộp thoại Office Button sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
– Info: Chứa các lệnh như Save, Save AS, Open,… Ngoài ra còn cho phép người dùng có thể thay đổi một số thông tin về File trong danh sách bên phía tay phải của màn hình.
– Open: Mở File mới và nó cũng chứa danh sách File đã mở trước đó.
– New: Tạo một File Excel, ngoài việc lựa chọn một bảng tính rỗng bạn cũng có thể tùy chọn các File mẫu mà Microsoft
Excel 2013 cung cấp sẵn.
– Print: In ấn văn bản, ở đây bạn có thể lựa chọn máy in và các tuy chọn khác ngay màn hình bên phía tay phải
– Share: Trong phần này bạn có thể gửi văn bản qua Email, Fax, hay lưu văn bản thành các định dạng khác nhau,…
– Eport: Thay đổi định dạng của File Excel sang một số định dạng thường gặp như PDF/XPS…
Để đóng cửa sổ Offie Button bạn nhấp nút Back hoặc nhấn phím ESC.
6. Các thành phần khác trên giao diện
– Name box: Vùng địa chỉ vị trí con trỏ hiện thời. Ngoài việc hiển thị vùng địa chỉ con trỏ hiện thời hộp thoại này còn cho phép người dùng nhập vùng địa chỉ mà mình muốn di chuyển tới. Giả sử bạn muốn di chuyển đến ô A5 (Cột A hàng 5) bạn nhập giá trị này vào hộp Name Box rồi nhấn Enter, lập tức con trỏ chuột sẽ di chuyển đến ô A5.
Tương tự như vậy bạn muốn di chuyển và chọn tới vùng địa chỉ A1:B4
Fomula bar: Chứa công thức của ô hiện thời. Ngoài việc hiển thị hộp thoại này còn cho phép người dùng nhập công thức cho ô hiện thời. Để thực hiện bạn di chuyển chuột tới ô cần nhập công thức rồi nhập công thức cho ô đó trên thanh Fomular bar bắt đầu với dấu =. Ví dụ chúng ta có công thức của ô A2 là 5 + 3.
Màn hình nhập liệu: Là phần thường lớn nhất trên màn hình của chương trình, bao gồm các cột từ (có tiêu đề) từ A đến XFD và hàng từ 1 đến 1084576. Ô cuối cùng trong một bảng tính có địa chỉ là XFD:1048576
Tiêu đề cột, hàng bảng tính: Là cột và hàng đầu tiên trong bảng tính. Các cột thường được đánh dấu bằng các ký tự, các hàng được đánh dấu bằng các cố liên tiếp. Cột vào hàng tiêu để có nhiều tác dụng tự việc xác định vị trí của địa chỉ vùng làm việc hiện thời đến việc thao tác với toàn bộ dữ liệu trong hàng và cột đó.
– Thanh cuộn: Dùng để di chuyển nội dung bảng tính lên xuống, sang trái sang phải.
– Thanh Sheet tab: Một Workbook (1 File Excel) chứa nhiều WorkSheet (bảng tính), để có thể thao tác với các Sheet này chúng ta sử dụng thanh công cụ Sheet tab. Với các lệnh có trên thanh công cụ này bạn có thể thêm, hiệu chỉnh, xóa hay di chuyển qua lại giữa các Sheet một cách dễ dàng.
– Thanh trạng thái (Status bar): Chứa một số thông tin hiện thời của văn bản như chế độ hiển thị, phần trăm hiển thị, trang hiện tại,…
+ Thay đổi chế độ hiển thị bằng thanh trạng thái: Bạn có thể thay đổi một trong 3 trạng thái trong bảng tính bằng cách nhấp chọn các nút hiển thị trạng thái trên thanh Status.
+ Thay đổi chế độ Zoom: Để phóng to thu nhỏ màn hình làm việc chính, bạn có thể sử dụng thanh trượt trên Status bar. Đầu tiên là thông tin mô tả về phần trăm hiển thị (70%), bên cạnh là thanh trượt nếu vị trí đánh dấu ở chính giữa là 100%, bạn có thể tăng hoặc giảm phần trăm hiển thị bằng cách kéo biểu tượng đánh dấu về một trong hai phía của vị trí 100%.