Bài 3. Yếu tố về nội dung


Bạn chắc hẳn đã rất nhiều lần nghe câu này: “Nội dung là vua” hay "Content is the King", khi mọi người nhắc đến bí quyết thành công trong thế giới SEO. Đó là lý do tại sao “Bảng tuần hoàn các nguyên tố SEO” bắt đầu với “nguyên tố” Nội dung, với yếu tố đầu tiên chính là chất lượng nội dung. Có một nội dung giá trị và bạn đã tạo được nền tảng vững chắc để hỗ trợ tất cả các công việc SEO khác.


Cq: Chất lượng nội dung

Trên hết, nội dung của bạn có đem lại giá trị cho người đọc không? Nếu bạn đang bán sản phẩm nào đó, liệu website của bạn có cung cấp những nội dung mới, hấp dẫn và độc đáo, thay vì những bài viết đơn điệu giới thiệu về thông số của sản phẩm mà người đọc có thể thấy ở bất kỳ website nào khác?

Liệu bạn có lý do nào để thuyết phục người đọc ở lại thêm vài phút trên website của bạn không?

Liệu nội dung của bạn có giá trị với người dùng, liệu nó có độc đáo, duy nhất, khác biệt và người đọc không thể tìm thấy ở bất kỳ website nào khác?

Trên đây là những câu hỏi mà bạn nên tự hỏi chính mình khi đánh giá xem bạn có đang cung cấp một nội dung chất lượng không? Hãy ưu tiên cho việc này, vì thực tế đây chính là nền tảng để những yếu tố SEO khác phát huy tác dụng.

Dưới đây là những bài viết bổ ích về cách viết một nội dung chất lượng từ Search Engine Land, nhằm giúp bạn có những hướng đi đúng ngay từ đầu khi nhắc đến việc biên soạn nội dung:

  1. Nội dung sống động – Đó là những gì mà người dùng cần
  2. Những lợi ích ít người biết đến từ nội dung do người đọc tạo ra
  3. 6 bí quyết biên soạn nội dung khi bạn không có gì để viết
  4. Xây dựng nội dung chất lượng là cách làm SEO bền vững và ổn định lâu dài
  5. Làm thế nào để hiệu chỉnh nội dung của bạn: “Từ một kẻ ăn mày trở thành 1 ngôi sao lớn
  6. Mất thứ hạng bởi Google Panda? Google yêu cầu bạn phải xem xét những yếu tố sau

Cr: Nghiên cứu nội dung/ Nghiên cứu từ khóa

 
Có lẽ, công việc quan trong thứ nhì sau việc viết ra một nội dung tốt là việc nghiên cứu và tìm ra từ khóa phù hợp.Có nhiều công cụ có thể giúp đỡ bạn làm việc này một cách dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.

Thật dễ hiểu khi bạn muốn tạo ra nội dung hướng đến những gì mà mọi người hay tìm kiếm hoặc đang tìm kiếm nhiều.

Lấy ví dụ, một trang về “Phòng ngừa bệnh Melanoma (một trong những căn bệnh ung thư da cực kỳ nguy hiểm)” có thể sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành để miêu tả cách ngăn chặn căn bệnh tồi tệ này. Thực tế khi tìm kiếm số đông người dùng sẽ sử dụng những cụm từ đời thường để, ví dụ như “Cách phòng chống bệnh ung thư da”. Kết quả là trang Web đó, mặc dù có nội dung chất lượng và độc nhất, nhưng do không hướng tới người dùng nên sẽ không xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm.

Vì vậy, việc tạo ra nội dung sử dụng ngôn ngữ mà người dùng hay tìm kiếm là việc tối quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những công cụ giúp bạn thực hiện công việc này một cách đơn giản:

Dưới đây là những bài viết từ Search Engine Land mà đi sâu vào chủ đề nghiên cứu từ khóa:

  1. Danh sách những công cụ nghiên cứu từ khóa chất lượng nhất
  2. Bạn nói “Công ty luật” còn tôi nói “Luật sư”
  3. SEO và nước sốt spaghetti
  4. Dữ liệu nghiên cứu từ khóa vô giá mà bạn đã có – Nhưng chưa bao giờ dùng đến
  5. Những người dùng di động (điện thoại, máy tính bảng) đang thay đổi cách tìm kiếm như thế nào?
  6. Sử dụng mạng xã hội để tìm hiểu xem mọi người đang nghĩ gì

Cw: Cách sử dụng từ khóa

Giả sử bạn đã thực hiện việc nghiên cứu từ khóa, vậy bạn đã chèn những từ khóa này vào trong bài viết của mình? Hoặc nếu bạn đã viết lên một bài viết thực sự chất lượng và giá trị, có lẽ đây là lúc nên xem lại và thực hiện một vài  chỉnh sửa.

Câu chốt: Nếu bạn muốn trang web của bạn xuất hiện với một hoặc một vài từ khóa nào đó, bài viết của bạn chắc chắn phải chứa những từ khóa đó.

Vậy nên sử dụng bao nhiêu từ cho đủ. Lặp lại tự khóa ít nhất 5 lần hoặc sắp xếp sao cho mật độ từ khóa khoảng 2.45% sẽ mang lại kết quả tốt nhất?

Ồ không, đó chỉ là trò đùa thôi. Không hề có một con số chính xác và cố định, thậm chí cả với mật độ từ khóa. Thực tế là cho dù bạn đã đạt tới ngưỡng mật độ từ khóa lý tưởng, điều đó cũng sẽ không đảm bảo gì cho ví trị từ khóa của bạn.

Thay vào đó, hãy nghĩ về những truy vấn mà bạn muốn trang của bạn sẽ xuất hiện, chọn lựa những từ bạn tìm thấy trong quá trình nghiên cứu từ khóa và phù hợp nhất với nội dung của bạn. Sau đó, sử dụng chúng một cách tự nhiên trong bài viết. Sử dụng những từ thay thế cho từ khóa đó để giúp bài viết được tự nhiên, người đọc cảm thấy thoải mái khi lướt qua bài viết của bạn và khi cần thiết lại sử dụng từ khóa đó một lần nữa.

Chi tiết về nội dung này, bạn có thể tham khảo ở bài viết sau:


Ce: Sự hấp dẫn của nội dung:

Nếu bạn viết một nội dung chất lượng, người đọc chắc chắn sẽ thích nó. Máy tìm kiếm có nhiều cách để biết điều này.

Ví dụ, khi một ai đó thực hiện tìm kiếm, tìm thấy trang của bạn trong danh sách kết quả, ghé thăm nó và rồi ngay lập tức quay trở lại bảng kết quả tìm kiếm và truy câp vào một website khác. Đây là dấu hiệu chứng tỏ nội dung của bạn không hấp dẫn với người dùng, và đây là tham số mà các máy tìm kiếm có thể thu thập được.

Liệu người dùng có dành nhiều thời gian trên website của bạn hơn so với các website khác cùng lĩnh vực? Máy tìm kiếm cũng có thể đo lường được tham số này.
Các mạng xã hội như Facebook, Google Plus cũng tham gia vào việc đánh giá xem 1 website có được người dùng yêu thích hay không và chúng tôi sẽ đi sâu vào nội dung này ở những chương sau.

Các máy tìm kiếm có vẻ rất kín tiếng trong cách họ sử dụng các yếu tố liên quan đến “chất lượng nội dung”. Theo quan điểm của chúng tôi, yếu tố này được đo lường bằng nhiều cách. Có một điều chắc bạn cũng hiểu: “Thành công trong việc giành được sự yêu thích của người đọc được quyết định phần lớn bởi chất lượng nội dung của bạn.”

Dưới đây là những bài viết của chúng tôi về nội dung này:

  1. 7 bí quyết giúp người dùng yêu thích website của bạn
  2. Cập nhật Panda: Những tin tức thời sự nóng hổi từ Google
  3. Lưu lượng truy cập của bạn giảm đột ngột kể từ khi Google cập nhật Panda? Phải làm gì đây?

Cf: Độ tươi mới của nội dung

Không, bạn không thể chỉ đơn giản cập nhật bài viết hay bổ sung bài viết mỗi ngày và rung đùi chờ đợi một thứ hạng cao hơn.

Thực tế, Google đánh giá độ tươi mới của nội dung dựa vào một thuật toán gọi là “Làm mới truy vấn”. Điều này có nghĩa rằng nếu Google nhận thấy 1 lượng truy cập đột biến vào 1 website nào đó, nó sẽ kiểm tra nội dung website đó, và nếu ghi nhận thực sự có nội dung mới, thứ hạng của website đó sẽ được cải thiện đáng kể.

Nếu bạn có nội dung chất lượng, bạn có thể đứng top trong 1, 2 hoặc 3 tuần. Tuy nhiên sau đó, website của bạn sẽ biến mất. Thực tế, bạn không làm gì sai cả, đó chỉ bởi vì website của bạn không có nội dung nào mới để Google đưa ra phục vụ người dùng mà thôi.