Bài 9. Dữ liệu kiểu mảng (ARRAY)
1. Khái niệm mảng
Mảng là tập các biến có cùng kiểu, cùng tên, khác nhau ở chỉ số (vị trí).
Mảng thường được dùng nhiều trong lập trình, với những dữ liệu dạng chuỗi, danh sách...
2. Khai báo mảng
- Mảng 1 chiều:
<kiểu dữ liệu> <tên mảng> [Số phần tử tối đa trong mảng];
Ví dụ:
int a[100];
// mảng a chứa 100 số nguyên
float b[10];
// mảng b chứa 10 số thực
char c[]="Chao ban!";
// mảng c chứa các ký tự
int m[]={2,4,6,8};
// mảng m chứa 4 số chắn.
- Mảng nhiều chiều (thường dùng mảng 2 chiều):
<kiểu dữ liệu> <tên mảng> [soDong][soCot];
Trong đó:
soDong
: Số phần tử tối đa trong mảng dòng.
soCot
: Số phần tử tối đa trong mảng cột.
Ví dụ:
int m[5];
// khai báo mảng 2 chiều kích thước 5x5.
3. Sử dụng mảng
- Cú pháp truy xuất phần tử của mảng: <tên mảng>[vị trí]
- Mỗi phần tử của mảng (<tên mảng>[vị trí]
) được coi như một biến thông thường, có kiểu dữ liệu nào đó.
- Thường sử dụng cấu trúc lặp để xử lý mảng.
Ví dụ 1:
+ Yêu cầu: Nhập vào dãy số nguyên có n số (2<n<100), in ra màn hình dãy số vừa nhập.
+ Code:
Ví dụ 2:
+ Yêu cầu: Nhập vào dãy số nguyên có n số (2<n<100), in ra màn hình các số chẵn trong mảng.
+ Code:
Ví dụ 3:
+ Yêu cầu: Viết chương trình thực hiện
- Nhập vào một dãy số nguyên
- Sắp xếp dãy số tăng dần.
+ Code:
Ví dụ 4:
+ Yêu cầu: Viết chương trình thực hiện
- Nhập dãy số nguyên có n phần tử từ bàn phím (1<= n <=100)
- In dãy vừa nhập
- Loại bỏ khỏi dãy các phần tử trùng nhau, in kết quả.
+ Code:
Ví dụ 5 (mảng 2 chiều):
+ Yêu cầu: Viết các hàm thực hiện:
- Nhập vào từ bàn phím ma trân vuông kích thước n (2<= n <=6)
- In ma trận vừa nhập
- Tính tổng từng dòng của ma trận
- Tìm và in ra cột chứa giá trị lớn nhất
- Đếm số nguyên tố trong ma trận
+ Code:
Ví dụ 6 (mảng 2 chiều):
+ Yêu cầu: Viết chương trinh thực hiện
- Nhập các ma trận.
- Cộng ma trận.
- Nhân ma trân.
- In kết quả.
+ Code: